Liên hệ

Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng Hạng 1-2-3

Công ty, doanh nghiệp bạn đang cần xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng nhưng không biết điều kiện để cấp chứng chỉ năng lực như nào? Tổ chức hoạt động những lĩnh vực nào cần phải cấp chứng chỉ năng lực? Bài viết sau sẽ hướng dẫn những thắc mắc của doanh nghiệp.

>>>Dịch vụ xin chứng chỉ năng lực xây dựng
>>>Công trình cấp 4 có cần xin chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không?
>>>Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng và thông tư 17/2016/TT-BXD chính thức có hiệu lực từ ngày 01/09/2016 hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng là hai văn bản pháp luật chính quy định về thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Căn cứ thông tư  số 17/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng;
Theo điều 59 đến 67 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực xây dựng để đủ điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dụng quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực hoạt động của công ty xây dựng (Tổ chức nước ngoài không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực xây dựng khi tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam).
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì? (Chứng chỉ năng lực cho công ty, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng nói chung):
- Chứng chỉ năng lực tổ chức hoạt động xây dựng là : Bản đánh giá năng lực vắt tắt của Bộ, Sở xây dựng đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng tên lãnh thổ Việt Nam.
  • #Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:
  • #Nhóm thứ nhất: Có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định 100/2018 NĐ-CP bổ sung NĐ 59/2015 NĐ-CP
  • #Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực. gồm 8 số
  • #Ví dụ: BXD-00001234 (BXD là ký hiệu thể hiện nơi cấp, 00001234 là mã số chứng chỉ năng lực dấu "-" là nối giữa nơi cấp và mã số)
Mẫu chứng chỉ năng lực:
I. DANH MỤC ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC THAM GIA HĐXD PHẢI CÓ CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC
Điều kiện chung:
- Tổ chức phải có giấy phép đăng ký kinh doanh
- Tổ chức, công ty hoạt động bên lĩnh vực xây dựng:
  • #KSXD: Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
  • #QHXD: Lập quy hoạch xây dựng.
  • #TKXD: Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • #QLDA: Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • #TCXD: Thi công xây dựng công trình.
  • #GSXD: Giám sát thi công xây dựng công trình.
II. ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC KHẢO SÁT
#1.Điều kiện chung:
  • #a) Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định;
  • #b) Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
#2.Điều kiện đối với các hạng năng lực:
a) Hạng I:
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.
b) Hạng II:
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.
c) Hạng III:
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
#3.Phạm vi hoạt động:
  • Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.
  • Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án từ nhóm B, công trình từ cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.
  • Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, công trình từ cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.”.
#4.Mẫu chứng chỉ năng lực xây dựng của tổ chức khảo sát

III. ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG (QHXD)
#1. Tổ chức lập quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
#Hạng I:
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
  • Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
#Hạng II:
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
  • Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
#Hạng III:
Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.

#2. Phạm vi hoạt động:
  • #Hạng I: Được lập các loại đồ án quy hoạch xây dựng.
  • #Hạng II: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • #Hạng III: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.”.
  • Mẫu chứng chỉ năng lực của tổ chức lập quy hoạch (QHXD)

IV. ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC TỔ CHỨC THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (TKXD)

Đăng nhận xét

Tin liên quan